Close
Tìm kiếm
Filters

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng và ampe kìm

03 Tháng Giêng 2023
Điện đóng một vai trò quan trọng với con người ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Để kiểm tra quá trình vận hành của nó, người ta sẽ phải cần đến đồng hồ vạn năng kim và ampe kìm. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lúng túng về cách đo dòng điện một chiều và xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng và ampe kìm, tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

đồng hồ vạn năng

Các cách đo dòng điện phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều cách để đo được dòng điện nhưng đơn giản và được sử dụng nhiều nhất vẫn là đồng hồ vạn năng và ampe kìm. Bởi các thiết bị này đảm bảo đo giá trị cường độ dòng điện hiệu quả, an toàn. Trong đó, am pe kìm hỗ trợ đo dòng điện cực đại lên đến 2000A, còn đồng hồ đo dòng điện đáp ứng kết quả đo chính xác, chuyên nghiệp.

Cách đo dòng điện 1 chiều/xoay chiều bằng đồng hồ vạn năng

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện 2 loại đồng hồ vạn năng chủ yếu gồm đồng hồ đo điện tử và đồng hồ vạn năng kim. Ở phiên bản màn hình kỹ thuật số, kết quả đo được hiển thị trực tiếp trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số. Đối với phiên bản chỉ thị kim, kết quả thu được sẽ hiển thị thông qua thước đo hình cung.

Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ chỉ thị kim

Đo dòng điện 1 chiều

  • Bước 1:Cắm que đo màu đen vào đầu COM và que đỏ vào dấu (+)
  • Bước 2:  Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA
  • Bước 3:Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
  • Bước 4:Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực (+) và que đo mày đen về phía cực (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
  • Bước 5:Bật điện cho mạch thí nghiệm.
  • Bước 6:Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-25mA để được kết quả chính xác hơn. Tương tự đối với kết quả nhỏ hơn 2.5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-2.5mA.
  • Bước 7: Đọc và tính giá trị: tiến hành đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống như trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ.

Đo dòng điện xoay chiều

  • Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC-15A
  • Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thanh AC-15A
  • Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
  • Bước 4:Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (mắc nối tiếp). Sau đó bật điện cho mạch thí nghiệm.
  • Bước 5: Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15, tính giá trị giống với trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim cương trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia đó.

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử

Đồng hồ vạn năng điện tử còn được gọi với cái tên là đồng hồ vạn năng hiển thị số là loại thiết bị đo điện thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo được hiển thị trực tiếp trên một màn tinh thể lỏng, giúp người đo dễ dàng đọc, tránh sai số.

Quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo dòng điện một chiều (A.DC) và dòng điện xoay chiều (A.AC):

  • Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
  • Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
  • Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
  • Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
  • Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
  • Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
  • Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
  • Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.

Cách đo dòng điện AC/DC với cảm biến kẹp của đồng hồ vạn năng

Trước khi tiến hành đo, cần đảm bảo:

  • Xác định xem dòng điện cần đo là AC hay DC.
  • Chọn cảm biến kẹp cho đồng hồ vạn năng đảm bảo đo được cả AC và DC. Lưu ý: Cần xem xét thông số kỹ thuật của kẹp phụ kiện và xác định xem kẹp có xuất ra mức hiện tại hay điện áp không.
  • Bước 1: Để đo dòng điện xoay chiều bằng cảm biến kẹp, xoay núm vặn sang mÃ/Ã.
  • Bước 2: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đen vào giắc COM.  Cắm dây màu đỏ vào đầu ra của phụ kiện kẹp.
  • Bước 3: Đưa dây dẫn vào hàm kẹp, đóng chặt và thực hiện đọc kết quả trên màn hình.

Đo dòng điện xoay chiều và 1 chiều bằng cảm biến kẹp

Trong trường hợp muốn đo cả dòng AC và DC bằng kẹp đầu ra điện áp xoay chiều, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xoay núm vặn sang mVac nếu muốn thực hiện phép đo dòng điện xoay chiều hoặc sang mVdc nếu muốn đo dòng điện một chiều.
  • Bước 2: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đen vào giắc COM. Đối với các phụ kiện kẹp cắm tạo ra đầu ra điện áp, hãy cắm dây dẫn thử màu đỏ vào giắc V. Các kẹp này được thiết kế để cung cấp 1 mV, 10 mV hoặc 100 mV cho DMM đối với mỗi 1 A dòng điện đo được.
  • Bước 3: Mở hàm, đưa dẫn dẫn vào bên trong. Hãy chắc chắn rằng hàm được đóng hoàn toàn, không có khe hở.
  • Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

Hướng dẫn đo cường độ dòng điện bằng ampe kìm

Đo dòng điện bằng ampe kìm số

  • Bước 1: Xoay núm vặn tới thang đo có ký hiệu (A) để đo dòng điện 1 chiều và (~A) để đo dòng xoay chiều.
  • Bước 2: Nhấn nút Zero để loại bỏ bù trừ dòng điện nhằm cho kết quả đo chính xác hơn. 
  • Bước 3: Nhấn mở hàm và kẹp vào dây dẫn cần đo sau đó nhả nút bấm.
  • Bước 4: Màn hình của ampe kìm sẽ hiển thị chính xác các thông số đo.

Cách đo dòng điện AC/DC bằng ampe kìm

Đo dòng điện bằng ampe kìm kim

  • Bước 1: Mắc chốt (+) của ampe kìm về phía cực dương và chốt (-) về phía cực âm của nguồn điện.
  • Bước 2: Điều chỉnh kim chỉ thị về đúng vị trí vạch 0 để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất.
  • Bước 3: Mở hàm và kẹp vào dây dẫn cần đo, sau đó xoay tới thang đo dòng DC hoặc AC tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Bước 4: Kết quả đo sẽ được hiển thị qua thước đo hình cung.

Đồng hồ vạn năng và ampe kìm đo dòng điện tốt hiện nay

Đồng hồ vạn năng cung cấp rất nhiều các chức năng khác nhau, trong đó nó mang đến khả năng đo dòng điện với dải đo lớn cùng độ chính xác cao. Dưới đây là một số gợi ý đồng hồ đo tốt nhất bạn có thể tham khảo:

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256

  • Hioki là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị đo công nghệ cao, góp mặt vào đó có thể kể đến như đồng hồ vạn năng Hioki DT4256. Sản phẩm có thể thực hiện các phép đo cơ bản như đo điện áp 1 chiều, điện áp xoay chiều, đo dòng điện AC/DC, kiểm tra thông mạch, tần số... Màn hình hiển thị LCD 4 chữ số, tối đa 60000 chữ số giúp bạn quan sát kết quả nhanh chóng, chính xác.

Đồng hồ vạn năng hioki DT 4256 có khả năng kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Đồng thời sản phẩm còn đi kèm với nhiều tính năng khác như tự động tắt khi không sử dụng tiết kiệm năng lượng, kéo dài tuổi thọ, lọc nhiễu, hold, hiển thị giá trị trung bình, Max Min...

Thông số kỹ thuật cơ bản như sau:

Điện áp DC/AC6.000 V đến 1000 V
Dòng điện AC60.00 mA đến 10.00 A
Dòng điện DC0.0mA - 10.00A
Điện dung1 μF đến 10 MF
Tần số99,99 Hz đến 99,99 kHz

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061

  • Nhắc đến thương hiệu Kyoritsu sẽ không thể bỏ qua chiếc đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061. Nó có khả năng đo dòng DC và AC lên đến 1000V. Ngoài ra, nó còn có khả năng đo điện áp 1 chiều, điện áp xoay chiều, đo tần số và kiểm tra nhiệt độ…

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061 đo dòng DC và AC lên đến 1000V. Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061 có mức giá tầm trung tuy nhiên, nó lại mang đến nhiều tính năng, phục vụ tốt nhất cho quá trình kiểm tra. Thiết bị được sử dụng phổ biến cho các công việc như sửa chữa điện, điện tử từ cơ bản đến chuyên sâu. 

Thông số kỹ thuật cụ thể như sau:

Điện áp DC/AC50.000/500.00mV/5.0000/50.000/500.00/1000.0V
Dòng điện AC500.00/5000.0µA/50.000/500.00mA/5.0000/10.000A
Điện dung5.000/50.00/500.0nF/5.000/50.00/500.0µF/5.000/50.00mF
Tần số2~9.999/9~99.99/90~999.9Hz/0.9~9.999/9~99.99kHz
Điện trở500.00Ω/5.0000/50.000/500.00kΩ/5.0000/50.000MΩ

Ampe kìm Hioki 3280-10F

  • Hioki 3280-10F là dòng sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Hioki của Nhật Bản. Không chỉ đảm bảo khả năng đo dòng điện AC lên tới 1000A mà nó còn cung cấp nhiều chức năng khác như: đo điện áp ACV/DCV, đo điện trở, đo thông mạch với độ chính xác cao.

Thiết bị được làm từ chất liệu cao cấp cho khả năng cách điện và chống va đập tốt, thích hợp làm việc trong nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau. Ngoài ra, đường kính kìm kẹp của ampe kìm Hioki 3280-10F là33mm tương thích với tiết diện nhiều loại dây đo phổ thông.

Thông số kỹ thuật cụ thể như sau:

Điện áp DC/AC4.200 V đến 600 V
Dòng điện AC42.00 A / 420,0 A / 1000 A
Thông mạch420,0 Ω, độ chính xác ± 2,0% RDG. ± 4 dgt
Điện trở420,0 Ω đến 42,00 MΩ

Trên đây là những cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng đơn giản, nhanh chóng và chính xác đến từ Máy đo chuyên dụng.

Để lại bình luận của bạn