Close
Tìm kiếm
Filters

Dây điện và những điều nên biết

11 Tháng Ba 2019

Bạn Muốn Mua Dây Điện Trần Phú, Cadivi, Cadisun 3 Pha 2X2.5 Ngoài Trời ✅ Chất Lượng Uy Tín. Giá Giảm Chạm Đáy. Ship Nhanh Toàn Quốc.

Dây dẫn điện cho hệ thống điện trong nhà

    Nhựa cao su dẻo PVC là chất liệu được sử dụng để làm vật liệu cách điện cho các loại dây dẫn điện dùng trong hệ thống điện tại gia. Các loại dây điện trên thị trường có uy tín từ các đơn vị cung cấp sẽ luôn có các thông tin rõ ràng về nhà sản xuất, tiêu chuẩn… thể hiện qua các kí hiệu trên thân sản phẩm.

Dây điện đơn

     Dây điện đơn là loại dây chỉ có 01 sợi cứng làm bằng đồng (Cu) hoặc nhôm (Al). Hiện nay, các loại dây đơn được bọc lớp cách điện bằng PVC/cao su lưu hóa. Cá biệt có loại còn bọc thêm một đến hai lớp vải có tẩm nhựa đường.

    Dây đơn được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện trong nhà. Dây có tiết diện không quá 10mm2 (cỡ Ø 30/10).

Dây đơn mềm

     Cũng như dây đơn, dây đơn mềm có vỏ bọc cách điện bằng chất dẻo PVC hay cao su lưu hóa, ruột là nhiều sợi đồng/nhôm nhỏ. Các sợi này chỉ có đường kính khoảng 0.2mm nên rất dẻo, mềm (nên được gọi là dây đơn mềm).

    Ứng dụng: đi dây trong bang phân phối điện, dây diễn điện của ô tô, các đầu dây ra ngoài của các máy điện…

Dây đôi

    Dây đôi được dùng để dẫn điện cho những thiết bị cần di chuyển nhiều, không đặt cố định tại một chỗ, hay những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như tủ lạnh, quạt điện, ti vi…

 

    Cấu tạo của dây đôi cũng có độ mềm dẻo, phù hợp với công dụng của chúng (dẫn điện cho những thiết bị di động). Ruột dây đôi được tạo thành bởi những dây đồng nhỏ (d = 0.2mm), bọc song song với nhau. Vỏ cách điện của dây đôi cũng được làm từ cao su lưu hóa hoặc chất dẻo nhựa PVC.

Dây điện loại xoắn mềm

    Cấu tạo của dây xoắn mềm hơi rối rắm bởi chúng có từ hai đến nhiều lớp dây dẫn được cách điện với nhau.

Lớp ruột trong cùng là tập hợp của nhiều dây đồng với tiết diện nhỏ, có độ đàn hồi. Nhờ thế mà dây xoắn mềm có độ mềm dẻo hơn so với dây đôi.

Bọc bên ngoài lớp ruột đồng nhiều sợi là lớp cao su có khả năng chịu nhiệt.

Ngoài cùng nữa là lớp sợi bện cotton.

Cuối cùng là lớp vải bọc cotton có khả năng chịu sự tiếp xúc nhiệt, cơ động vững chắc.

    Cũng chính vì lí do này mà dây xoắn mềm luôn được ưu ái sử dụng cho thiết bị bếp điện, bàn là điện. Không những thế, loại sản phẩm này còn có tính an toàn với người sử dụng nên cũng hay được dùng để chế tạo các thiết bị điện khác trong sản xuất, sinh hoạt như các loại máy công cụ, máy khoan điện cầm tay, máy tiện điện…

Dây cáp

   Trong bài viết về các loại dây điện trên thị trường ngày hôm nay, chúng tôi xin đưa ra thêm cho quý khách hàng/doanh nghiệp những dòng sản phẩm dâp cáp điện để mọi người có cái nhìn tổng quát nhất.

    Theo tiêu chuẩn TCVN 2103-77 và tiêu chuẩn cơ sở của Bộ CKLK số TC9-79, dây cáp là loại dây dẫn có thể tải được dòng điện lớn, ruột dẫn bằng rất nhiều dây đồng. Cũng giống như những loại dây điện khác, vỏ cách điện của dây cáp được làm từ cao su lưu hóa hoặc chất dẻo nhựa PVC.

    Thông thường, khi được lắp đặt trong ống, dòng điện qua dây cáp sẽ giảm đi.

    Dây cáp được dùng làm đường dây tải điện chính, sử dụng để đi trong đường ống, đặt trên buli hay trong các khu xí nghiệp, khu tập thể.

Dây cáp bọc giáp

    Chính là dây cáp mà bên ngoài được bao bọc thêm sắt, kẽm, nhôm hay ruban. Chúng ta cần lựa chọn mật độ dòng phù hợp để không bị sụt áp hay bị nóng lên:

Tiết diện dây < 5mm2: mật độ dòng 5A/nnm2

Tiết diện dây từ 6 đến 15mm2: mặt độ dòng 4A/mm2

Tiết diện dây từ 16 đến 50mm2: mật độ dòng 3A/mm2

Tiết diện dây từ 51 đến 100mm2: mật độ dòng 2A/mm2

Tiết diện dây từ 101 đến 200mm2: mật độ dòng 1,5A/mm2

Tiết diện dây trên 200mm2: mật độ dòng 1A/mm2

(Theo Technologie d’électricité)

    Mục đích của dây điện:

  • Sử dụng trong đường dây dẫn điện của các loại máy công cụ
  • Đặt ở những nơi có sự rung chuyển thường xuyên

    Lưu ý: KHÔNG NÊN lắp kín dây cáp bọc giáp trong tường, đi ngầm hay những chỗ nối phải dùng hộp nối; không cần đi trong ống.

 

Nghiên cứu tìm hiểu các loại dây điện trên thị trường

    Hãy lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dây cáp điện uy tín để được tư vấn cũng như sử dụng dây dẫn, cáp dẫn phù hợp với mục đích của công trình.

Cách nối dây điện an toàn và thẫm mỹ

Cách nối dây điên an toàn và thẩm mỹ -Trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi những tình huống cần dấu nối và phân nhánh dây điện. Bài viết hướng dẫn cách nối dây điện trong các trường hợp khác nhau (dây điện lõi 1 sợi, nhiều sợi và nối điện khi phân nhánh).

Chuẩn bị dụng cụ nối điện

  • Dao – Kìm tuốt vỏ điện
  • Băng keo cách điện hoặc ống nhiệt (heat tube)
  • Bút thử điện
  • Kìm

Tùy theo loại dây điện mà sử dụng cách đấu nối khác nhau

Hướng dẫn cách nối dây điện an toàn

Nối dây điện lõi 1 sợi

Bước #1: Tách lớp vỏ cách điện. Cắt rời phần dây bị đứt. Sau đó, dùng dao hoặc kiềm để tuốt vỏ điện để lộ lõi đồng trần (khoảng 3cm).

Bước 2: Nối dây

  • Đặt 2 lõi đồng chéo nhau (như hình)
  • Nối xoắn chặt từng vòng sát nhau để đảm bảo lõi đồng bện chặt

Nối dây điện lõi nhiều sợi

Bước #1: Tách lớp vỏ cách điện. Cắt rời phần dây bị đứt. Sau đó, dùng dao hoặc kiềm để tuốt vỏ điện để lộ lõi đồng trần (khoảng inch).

Bước #2: Nối dây điện. Đan xen kẽ lõi dây vào nhau và bện chặt 

Hướng dẫn phân nhánh dây điện an toàn

Phân nhánh dây điện lõi 1 sợi

Bước #1: Tách lớp vỏ cách điện.

  • Với dây chính: tách lớp vỏ điện khoảng 1nch
  • Với dây nhánh: tách lớp vở điện, để lộ ruột đồng trần khoảng 3 inch.

Bước 2: Nối dây

  • Đặt dây nhánh phía sau dây chính sao cho ba phần tư dây trần của nó kéo dài phía trên dây chính
  • Nút 2 sợi dây và quấn chặt sợi nhánh với sợi dây chính (như hình)

Phân nhánh dây điện lõi nhiều dợi

Bước #1: Tách lớp vỏ cách điện. Cắt rời phần dây bị đứt. Sau đó, dùng dao hoặc kiềm để tuốt vỏ điện để lộ lõi đồng trần (khoảng 3inch).

Bước #2: Nối dây điện.

  • Tác lõi thành 2 phần đều nhau
  • Lần lượt vặn xoắn sang 2 bên (tối thiểu 3-4 vòng)
 

Bọc lớp nối điện

Sau khi dấu nối ta thực hiện các bước:

  • Kiểm tra mối điện
  • Hàn mối nối: Tăng sức bền cơ học, đảm bảo duy trì khả năng dẫn điện tốt, tránh gỉ mối nối
  • Cách điện mối nối: sử dụng băng keo cách điện hoặc heat tube

Cách điện Mối nối thẳng

Lưu ý:

  • Đầu nối phải được bện xoắn chặt
  • Có thể sử dụng cút nối để tiết kiệm thời gian

Lưu ý lựa chọn dây điện an toàn

Lưu ý: với dây điện chất lượng cao, vỏ điện uốn mềm không bị nứt vỏ. Đồng thời, ruột đồng mềm, màu đồng đỏ. Việc sử dụng dây và cáp điện chất lượng sẽ hạn chế được tình trạng hao hụt điện năng và gia tăng tuổi thọ không chỉ với dây điện mà còn đối với các thiết bị điện trong toàn hệ thống.

Cách lựa chọn dây dẫn điện trong gia đình

Lựa chọn dây dẫn điện cho gia đình là một việc cần thiết để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện cho người và tài sản trong gia đình, tiết kiệm được chi phí cho việc sửa chữa, cải tạo thay thế trong quá trình sử dụng. Sau đây Điện Thành Phố, xin được tư vấn và giới thiệu đến quý khách hàng một số thông tin kỹ thuật của các loại ruột dây dẫn bằng đồng có giá trị tương ứng chịu được công suất sử dụng trong gia đình ở nhiệt độ môi trường khoảng 40 độ C có tính đến tổn thất điện áp không quá 5% với chiều dài từ sau công tơ đến các thiết bị tiêu thụ khoảng 30 mét để quý khách hàng có thể tham khảo lựa chọn khi lắp đặt điện sinh hoạt, chi tiết như sau:
Tiết diện
ruột dẫn
Công suất
chịu tải
Chiều dài đường dâyTiết diện
ruột dẫn
Công suất
chịu tải
Chiều dài đường dây
3 mm2≤ 5,5 kW≤ 30 m10 mm2≤ 12,1 kW≤ 45 m
4 mm2≤ 6,8 kW≤ 30 m11 mm2≤ 12,9 kW≤ 45 m
5 mm2≤ 7,8 kW≤ 35 m14 mm2≤ 15,0 kW≤ 50 m
5.5 mm2≤ 8,3 kW≤ 35 m16 mm2≤ 16,2 kW≤ 50 m
6 mm2≤ 8,7 kW≤ 35 m22 mm2≤  20,0 kW≤ 60 m
7 mm2≤ 9,5 kW≤ 40 m25 mm2≤ 21,2 kW≤ 60 m
8 mm2≤ 10,6 kW≤ 40 m35 mm2≤ 26,2 kW≤ 70 m
Bảng hướng dẫn lựa chọn dây điện trong gia đình
Ngoài loại dây điện nêu trên đây ở thị trường còn có các loại dây đôi mềm ôvan gồm 2 dây đơn mềm riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC, như hình dưới đây:
Với loại dây điện này thì khả năng chịu tải được tính toán và thống kê như biểu sau:
Tiết diện ruột dẫnCông suất chịu tảiTiết diện ruột dẫnCông suất chịu tải
0,5 mm2 ≤ 0,8 kW2,5 mm2≤ 4,0 kW
0,75 mm2≤ 1,2 kW3,5 mm2≤ 5,7 kW
1,0 mm2≤ 1,7 kW4 mm2≤ 6,2 kW
1,25 mm2 ≤ 2,1 kW5,5 mm2 ≤ 8,8 kW
1,5 mm2≤ 2,4 kW6 mm2 ≤ 9,6 kW
2,0 mm2≤ 3,3 kW--

Trong các biểu nêu trên Công suất chịu tải là công suất tổng cộng của các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn là, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước…trên mỗi thiết bị điện, hầu hết đều ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) vì vây một cách tính toán gần đúng, có thể xem như tổng cộng tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất chịu tải và tính bằng 80% tổng công suất. Tuy nhiên trong thực tế thị trường khách hàng cũng cần lưu ý nên chọn dây tốt, không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có các thông tin cơ bản như nhãn hiệu, tên loại dây điện, tiết diện, cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi)…Rất mong những thông tin này sẽ giúp ích được cho quý khách hàng sử dụng dây điện quan tâm giúp cho gia đình luôn an toàn và hiệu quả.

Để lại bình luận của bạn